Cây lá lốt
Tên khác:
lá lốp, lá nốt
Tên khoa học:
Piper Lolot
Nguồn gốc:
Cây lá lốt thường được tìm thấy ở khu vực miền núi có khí hậu ẩm thấp
Đặc điểm nhận dạng:
Cây lá lốt khi già sẽ mọc trườn trên đất. Bề mặt lá rộng hình trái tim có mùi hương đặc trưng.
Thành phần hoá học chính:
Thành phần chủ yếu có trong ancaloit, tinh dầu,...
Công dụng của cây lá lốt:
- Cải thiện tình trạng mệt mỏi
- Chữa đau răng
- Chữa chứng đầy bụng, nôn mửa, kiết lỵ
- Chữa mụn nhọt, sưng mũ, lở loét
- Giúp giải độc, chữa say nắng
- Giúp giảm đau nhức xương khớp, đau nhức đầu gối
- Ngăn ngừa viêm nhiễm âm đạo, khí hư
- Ngăn ngừa viêm tinh hoàn
- Trị phong thấp (đổ mồ hôi, lạnh tay chân)
- Trị phù thũng do thận
Cách dùng, liều lượng:
- Mỗi ngày lấy 10-15gr cây lá lốt rửa sạch, đun sôi với khoảng nửa lít (0,5 lít) nước hoặc trần sơ qua nước sôi rồi hãm lấy trà uống.
- Có thể nấu nước để ngâm tay, chân
Phụ nữ có thai không nên dùng (tốt nhất nên tham khảo ý kiến của các lương y, bác sĩ trước khi dùng)
Có thể nói lá lốt là một cái tên không chỉ phổ biến với những bà nội trợ mà cả cánh mày râu, già trẻ lớn bé gì cũng đều biết và được nghe qua ít nhất một lần. Cứ nói đến lá lốt người ta khó mà không nghĩ đến một món ăn bình dân quen thuộc-bò lá lốt. Biết lá lốt, đã nghe qua lốt, thậm chí từng ăn qua lá lốt nhưng có lẽ không nhiều người biết được tác dụng của lá lốt chữa bệnh gì.