Cây sen
Tên khác:
Liên, Ngậu (Tày). Tên tiếng anh là Sacred lotus.
Tên khoa học:
Nelumbo nucifera Gaertn
Nguồn gốc:
Ở nước ta, lá sen được tìm thấy ở các ao, đầm rất phổ biến.
Đặc điểm nhận dạng:
Cây sen mọc dưới nước, sống dai nhờ thân rễ (ngó sen). Thân rễ phình to thành củ, màu vàng nâu, hình dùi trống. Lá có 2 thùy sâu đối xứng nhau, bề mặt to hình lọng chữ V. Hoa sen đơn độc, to, màu hồng hay trắng. Quả bế màu xanh, nhẵn, hình bầu dục, đường kính 0,7-1,2 cm. Hạt màu trắng, dài 1,2-1,5 m, đường kính 5-6 mm, 2 lá mầm màu trắng bên trong có tâm sen màu xanh.
Thành phần hoá học chính:
- Hạt sen có nhiều tinh bột, protein, acid amin, dầu béo, một số steroid.
- Lá sen chứa alkaloid 0,77-0,84%, gồm nuciferin, roemerin, nornuciferin, liriodenin,… quercetin, leucocyanidin, isoquercitrin, leucodelphinidin, nelumbosid.
- Tâm sen (mầm hạt) chứa alkaloid 0,85-0,96% gồm methylcorypalin, lotusin, armepavin, nuciferin….
Công dụng của lá sen
- Hạt sen trị tỳ hư, khí hư, lỵ, di mộng tinh, lo âu mất ngủ, kém ăn, suy nhược cơ thể.
- Tâm sen (mầm hạt) chữa tâm phiền, ít ngủ, khát, thổ huyết.
- Lá sen giúp chữa chảy máu (chảy máu chân răng, đại tiện ra máu, xuất huyết dưới da).
- Ngó sen là thuốc cầm máu, chống đại tiểu tiện ra máu, chảy máu cam, tử cung xuất huyết.
Cách dùng, liều lượng:
Mỗi lần lấy 10-30gr lá, hạt, tâm, ngó sen nấu nước uống hoặc làm bột chế biến thực phẩm. Riêng lá và ngó sẽ có thể giã nát, làm ẩm để đắp ngoài da.
Mọi thành phần từ cây sen đều có tác dụng riêng, ví dụ như: hạt sen dùng để nấu chè có tính giải mát cơ thể, thanh lọc cơ thể; tâm sen được dùng làm thuốc an thần hoặc làm trà; ngó sen có thể dùng để làm gỏi ăn bữa; nhưng người tiêu dùng ít ai biết đến công dụng của lá sen có tác dụng gì?