Ngày nay, khi số lượng người mắc phải bệnh Gout ngày càng tăng cao, đáng báo động thì sự quan ngại cũng như lo lắng của cộng đồng dành cho căn bệnh này ngày càng nhiều. Mọi người quan tâm hơn và bắt đầu tìm hiểu kỹ về khái niệm của bệnh lý, những biểu hiện của bệnh gút, nguyên nhân và cách chữa trị. Hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin cơ bản xoay quanh căn bệnh gout.
Khái niệm bệnh lý Gout là hiện tượng rối loạn chuyển hóa purin làm hàm lượng Acid uric máu tăng gây ra tình trạng tinh thể muối Urát bị ứ đọng ở các khớp dẫn đến viêm khớp. Những thói quen rất đỗi bình thường và thân thuộc tưởng chừng như vô hại nhưng lại là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh Gout nguy hiểm này.
Một số nguyên nhân phổ biến gây ra căn bệnh này
- Yếu tố di truyền và phụ thuộc vào từng cơ địa của mỗi người
- Một số thói quen sinh hoạt trong đời sống thường ngày của chúng ta là thủ phạm cho việc giúp gout dễ dàng xâm nhập như: thói quen ăn nhậu, thiếu vận động, uống ít nước khiến cho acid uric dễ bị ứ đọng ở các khớp
- Hấp thụ quá nhiều thực phẩm có chứa purin như thịt, cá, gan, cua,....
Những biểu hiện của bệnh gút
Biểu hiện lâm sàng phổ biến nhất của Gout là gây ra trạng thái sưng tấy, gây đỏ, thậm chí gây ra những cơn đau nhức dữ dội ở các vị trí khớp. Thông thường, người bệnh ít để ý đến những hiện tượng này và thường cho qua vì nghĩ rằng đấy chỉ là hiện tượng đau nhức thời.
Phần lớn số đông người bệnh sau khi điều trị và qua được những cơn đau thường cho rằng mình đã hết bệnh nhưng không biết rằng đó chỉ là trạng thái tạm thời và Gout vẫn đang âm thầm tấn công sâu hơn.
Giai đoạn đầu tiên, gout tiến triển một cách rất nhẹ nhàng và dường như không để lại dấu vết nào ngoại trừ nồng độ acid uric trong máu cao nên người bệnh hoàn toàn không có khả năng nhận biết nếu không thường kiểm tra sức khỏe định kỳ. Sau đó mới xuất hiện những triệu chứng như ngón cái, mắt cá, các khớp tay chân, khủy tay bị sưng đỏ có cảm giác đau. Lâu dần sẽ làm cho các khớp bị sưng tấy, viêm nhiễm và cứng khớp.
Thông thường người mắc phải bệnh Gout thường có những cơn đau tái phát lặp lại trong vòng nhiều năm, trung bình là khoảng từ 1 đến 3 năm tùy theo thói quen sinh hoạt hằng ngày cũng như chế độ dinh dưỡng và tập luyện.
Ở những giai đoạn sau, những biểu hiện của bệnh gút sẽ rõ rệt hơn qua những khối u, khối cục xung quanh các khớp. Những khối u, cục này không chỉ gây mất thẩm mỹ về góc độ mắt nhìn mà còn gây ra những biến chứng nguy hiểm làm cho các khớp có nguy cơ biến dạng gây đau mãn tính, cực điểm sẽ có thể dẫn đến tàn phế.
Một khi Gout đã xâm nhập vào cơ thể của người bệnh thì vấn đề sử dụng thuốc điều trị chỉ là thời gian sớm hay muộn. Mục đích chính của việc sử dụng thuốc nhằm hạn chế những cơn đau cũng như kéo dài khoảng thời gian giữa các cơn đau khi tái phát, ngăn ngừa sự biến chứng gây ra các bệnh về sạn thận, sự lây lan các khôi u dưới da ở các vị trí khớp xương, giảm mức độ phá hủy các khớp do bệnh gây ra,...
Lời khuyên bổ ích
Người bệnh có thể sử dụng thuốc tây hoặc những dược liệu thiên nhiên (đặc biệt là Cây nở ngày đất) cho quá trình trị liệu của mình tùy theo cơ địa. Một khi quá trình điều trị thành công, những biểu hiện của bệnh gút sẽ phần nào được thuyên giảm rõ rệt.
Tuy nhiên, để có thể điều trị căn bệnh này thì người bệnh cũng cần kiên trì lâu dài để đạt kết quả cao nhất. Đồng thời người bệnh nên tập thói quen sinh hoạt lành mạnh và chế độ dinh dưỡng, luyện tập vận động một cách phù hợp và cân bằng hơn.
Sản phẩm nên dùng