Cây cối là loại cây nhiệt đới, thường mọc hoang hoặc tự trồng, ở nước ta có nhiều tại các tỉnh miền Bắc. Cây vối mọc cao khoảng 5-6m, cuốn lá dài, phiến lá dai và cứng. Đặc điểm của hoa vối là không có cuốn, màu lục hoặc trắng. Với hình dạng trái trứng có đường kính khoảng 8-12cm, quả vối có màu tím và có dịch. Lá và nụ vói có mùi thơm tạo cảm giác dễ chịu. Tất cả các bộ phận của cây đều có thể dùng làm thuốc.
Từ lâu ở nước ta, tác dụng của nước vối thường được người xưa dùng làm trà để giải khát, thanh lọc cơ thể. Với từng bộ phận của cây đem lại những tác dụng khác nhau: lá vối giúp ăn ngon, tiêu cơm. Ở nước ta, từ lâu, cây vối (lá, nụ, vỏ, rễ) được người dân dùng làm trà uống giải khát. Lá vối có tác dụng kiện tì, giúp ăn ngon, tiêu hóa tốt.
Lá vối tươi được chuộng dùng nấu sôi lấy nước gội đầu chữa chốc lở, hay lá khô có thể dùng chữa bệnh ngoài da như ghẻ lở, mụn nhọt,... Hoa vối được làm thuốc chữa khó tiêu, mụn nhọt, tiêu chảy, viêm đại tràng mạn tính, lỵ trực trùng. Nụ vối giúp khoáng khuẩn nhiều mầm vi khuẩn gây bệnh, vi trùng bạch hầu và tuyệt đối không hề gây độc cho cơ thể. Cây vối có tác dụng chữa bệnh rất cao, nhờ vào thành phần dược tính và thành phần hoá học trong cây:
- Chất đắng và vị chát có trong vối giúp tiết dịch tiêu hoá.
- Chất tanin bảo vệ niêm mạc ruột.
- Tình dầu vối có giúp khoáng khuẩn, nhưng không hại vi khuẩn có ích cho ruột.
- Tính mát, không độc của vối có tác dụng thanh nhiệt, sát khuẩn, tiêu trệ.
- Chất tạo được hiệu ứng đảo ngược các tế bào ung thư đa kháng thuốc là hợp chất polyphenol.
- Đặc biệt trong lá vối có chứa tanin, khoáng chất, vitamin và một số tinh dầu tạo mùi thơm dễ chịu.
Tác dụng của nước vối
Ngoài công dụng của các bộ phận cây cối ra, hiệu dụng nhất và chữa được nhiều bệnh dù nặng hay nhẹ nhất vẫn là nước vối, bao gồm:
- Chữa bệnh tiêu hoá
- Phòng và điều trị bệnh tiểu đường: nước vối có khả năng hạn chế tăng đường huyết và hỗ trợ đường huyết sau ăn, phòng ngừa biến chứng đái tháo đường, hỗ trợ giảm lipid máu.
- Chống oxy hoá cho cơ thể: nhiều thí nghiệm cho thấy nước vối có khả năng chống và phục hồi oxy hoá mạnh, làm giảm sự hình thành đục thuỷ tinh thể, bảo vệ tổn thương tế bào bê-ta tuyến thuỵ.
- Giúp đào thải chất độc: nước vối cung cấp một lượng muối khoáng và vitamin rất tốt cho cơ thể con người, nhất là trong những ngày hè nắng nóng. Khi đó, cơ thể cần được giải nhiệt và không điều gì tuyệt hơn khi có tác dụng của nước vối không chỉ làm mát cơ thể mà còn lợi tiểu, giúp đào thải các chất độc qua đường tiết niệu.
- Giúp sát khuẩn cho da: nước vối còn chứa một số chất khoáng sinh có tác dụng tiêu diệt được nhiều loại vi khuẩn gây bệnh cho người, như: strptococcus, staphylcoccusm, vi khuẩn bạch hầu, phế cầu,... Vì thế, làm nước vối từ lá tươi hay lá khô đều có tác dụng như nhau.
- Ngoài ra, nước vối còn giúp: trị đau bụng đi ngoài, đau bụng âm ỉ và thường xuyên đi phân sống, chữa viêm đại tràng mãn tính, giảm mỡ máu.
Trước những tác dụng của nước vối, hiện nay đã có rất nhiều người tiêu dùng tin sử dụng các sản phẩm làm từ cây vối. Rất tiện dụng và đảm bảo được chất lượng sức khoẻ, người tiêu dùng nên tham khảo xem sử dụng như thế nào là đúng cách và hợp lý để nâng cao khả năng phòng bệnh của cơ thể.
Chúc bạn đọc nhiều sức khoẻ tốt!
Nguồn: Tổng hợp