Táo bón là một trạng thái bệnh lý mà tất cả mọi người không phân biệt tuổi tác hay giới tính đều có thể mắc phải. Mặc dù đây không phải là một căn bệnh quá nguy hiểm nhưng nếu không quan tâm để ý và để tình trạng bệnh lý kéo dài thì ít nhiều sẽ dẫn đến những biến chứng gây ảnh hưởng có hại đến sức khỏe của chúng ta. Do đó, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay trong hôm nay cách chữa táo bón cho trẻ và người lớn để phòng ngừa hoặc chữa trị sớm bệnh này nhé.
Táo bón là tình trạng đi ngoài một cách khó khăn, bụng đau râm rỉ có nhu cầu đi mà không đi được, phải gồng mình rặn mạnh trong thời gian đi tiêu lâu, phân thường khô cứng. Thông thường, người bệnh có thể nhận ra táo bón thông qua một số dấu hiệu như: số lần đi ngoài ít giảm dần, hay đau bụng nhưng không đi được. Táo bón lâu dài nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách là nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ.
Cách chữa táo bón cho trẻ và người lớn thường gặp
Bệnh táo bón có rất nhiều nguyên nhân và đối tượng; chính vì vậy nên việc trị táo bón cho trẻ và người lớn cũng có sự khác nhau.
1. Đối với trẻ em:
- Táo bón ở trẻ em là trường hợp khá phổ biến. Khi trẻ không đi ngoài hơn 3 ngày và có phần phân cứng thì đó là dấu hiệu trẻ đã bị táo bón. Tuy nhiên, nếu trẻ chỉ đi tiêu 1-2 lần/tuần mà phân mềm, không gặp khó khăn khi giải quyết thì đó là chuyện bình thường, không có vấn đề nghiêm trọng gì cả.
- Nếu như bạn thấy trẻ có những hành động bất thường như: hay nhảy lò cò, ngồi xổm, hay bắt chéo chân,... thì bạn nên để ý vì không phải bé nào cũng nói ra. Thường các trẻ nhỏ hay có những hành động như vậy để hạn kiềm lại nhu cầu để không phải đi ngoài và điều này sẽ khiến cơ thể của các bé mất nước, dẫn đến phân khô và lại càng làm tình trạng táo bón nặng thêm.
Để ngăn ngừa và cải thiện tình trạng táo bón ở trẻ, các bậc cha mẹ nên chú ý những cách chữa táo bón cho trẻ thông thường như sau:
- Bổ sung các vi lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa
- Cho trẻ bú sữa mẹ để có đủ dinh dưỡng và không bị táo bón
- Chú trọng chế độ dinh dưỡng cho trẻ: bổ sung các chất xơ, rau củ và lượng nước trong cơ thể của trẻ
- Đặc biệt nên chú trọng giai đoạn pha sữa cho trẻ: cần bảo đảm rửa tay sạch, vệ sinh các dụng cụ pha sữa sạch sẽ, pha sữa đúng theo tỷ lệ hướng dẫn của mỗi loại sữa (không quá đặc cũng không quá loãng)
- Hạn chế cho trẻ dùng nhiều thuốc kháng sinh vì chúng sẽ làm hệ tiêu hóa của trẻ bị rối loạn và dễ bị táo bón
- Hạn chế các chất bột đường, chocolate, thức ăn nhanh, những thức ăn có nhiều chất béo,...
- Massage bụng cho bé: đặt 2 ngón tay giữa và trỏ của bạn cạnh rốn bé ấn nhẹ nhàng xoay vòng chôn ốc theo chiều kim đồng hồ, xoay dần ra ngoài cho đến hông phải. Rồi từ hông phải xoay vòng ngược lại, xoay dần vào gần rốn.
- Tập cho trẻ có thói quen đi ngoài đều đặn.
2. Đối với người lớn:
Những người lớn tuổi có hoạt động chức năng của hệ tiêu hóa kém đi, những người ít vận động nhất là nhân viên văn phòng, tài xế lái xe,... là những đồi tượng dễ bị chứng táo bón. Say đây là một số cách chữa táo bón cho người lớn:
- Ăn những thức ăn có tính nhuận tràng giúp đi ngoài dễ dàng, không ra máu
- Bổ sung chất xơ, hoa quả đặc biệt là những loại trái cây như: nho, đu đủ,...
- Có thể dùng 1 thìa dầu oliu mỗi sáng trước khi ăn
- Giảm áp lực công việc, giảm căng thẳng
- Uống nhiều nước lọc, uống thêm nước chanh
- Tập thói quen vệ sinh sinh học đúng giờ và tập thể dục đều đặn
Chúng tôi vừa giới thiệu đến các bạn cách chữa táo bón cho trẻ và người lớn, với hy vọng những thông tin ấy sẽ giúp ích được phần nào trong việc cải thiện tình trạng chữa trị táo bón của người bệnh.
Đối với trẻ em trên 6 tuổi và người lớn, để rút ngắn thời gian chữa trị và tránh những biến chứng nguy hiểm sang bệnh trĩ hoặc viêm đại tràng, thì bạn cũng nên dùng thêm những loại thảo dược và thực phẩm chức năng trị táo bón hiệu quả.
Sản phẩm nên dùng