Clicky

 
GIAO HÀNG TOÀN QUỐC TẬN NƠI
Hoàn tiền 100% nếu không hài lòng

Biến chứng tiểu đường, cách phòng bệnh biến chứng đái tháo đường

Biến chứng tiểu đường, cách phòng bệnh biến chứng đái tháo đường

Biến chứng tiểu đường (hay đái tháo đường) có nguy cơ cao phát triển thành một số bệnh gây nguy hiểm cho sức khỏe con người nên cách có cách phòng bệnh biến chứng đái tháo đường kịp thời. Nếu bạn chỉ số đường huyết trong máu luôn ở mức cao trong thời lâu dài có thể dẫn đến các hệ lụy gây một số bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến mắt, thận, tim, mạch máu, thần kinh và răng.

Ngoài ra, ở những người đang mắc bệnh tiểu đường còn có nguy cơ cao bị mắc các bệnh nhiềm khuẩn, nhiễm trùng. Ở một số nước chậm phát triển, bệnh tiểu đường là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh lý về tim mạch, suy thận, mù lòa, và thệm chí là cắt cụt chi dưới.

Duy trì chỉ số đường huyết, huyết áp và cholesterol ở mức bình thường, là cách giúp chúng ta có thể trì hoãn hoặc loại bỏ được một số biến chứng đái tháo đường nguy hiểm do bệnh gây ra. Ở người lớn tuổi, nếu đang mắc bệnh tiểu đường sẽ có nguy cơ  bị đột quỵ, nhồi máu cơ tim và suy thận cao gấp 2 đến 3 lần so với những người ở độ tuổi trung niên hoặc trẻ tuổi. Biến chứng tiểu đường được chia thành 2 loại:

  • Biến chứng cấp tính, bao gồm: Hạ đường huyết, Hôn mê nhiễm toan ceton, hôn mê do tăng glucose huyết không nhiễm toan ceton, và các bệnh lý nhiễm trùng cấp tính...
  • Biến chứng mạn tính, bao gồm: bệnh tim thiếu máu cục bộ, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, Xơ vữa động mạch,  xơ vữa mạch máu não, bệnh lý cầu thận, bệnh lý thần kinh, bệnh mạch máu ngoại vi, bệnh về mắt, loét bàn chân.....

Sau đây là những biến chứng thường gặp của bệnh tiểu đường và cách phòng ngừa các biến chứng ấy:

Biến chứng tiểu đường Mạn tính và cách phòng bệnh:

1. Biến chứng về mắt

Đường trong máu quá cao khiến các hệ thống mao mạch ở đáy mắt bị tổn thương nghiêm trọng. Dần dần, thị lực của người đang mắc bệnh tiểu đường có thể bị suy giảm hoặc nặng hơn có thể gây ra mù lòa. Ngoài ra, nó còn ây ra những bệnh lý về mắt khác như: đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp,....

Bệnh về mắt (bệnh võng mạc do bệnh tiểu đường gây ra): hầu hết những người mắc đái tháo đường sẽ phát triển một số loại bệnh về mắt (bệnh võng mạc) làm giảm khả năng thị lực hoặc nặng hơn có thể gây mù lòa. Nguyên nhân gây ra bệnh về võng mạc là do tình trạng đường huyết liên tục tăng, huyết áp và chỉ số cholesterol không ổn định. Tình trạng này có thể được kiểm soát tốt nếu bạn giữ được lượng đường trong máu, chỉ số huyết áp và chỉ số cholesterol luôn ở mức ổn định.

Làm thế nào để có thể phòng ngừa các biến chứng về mắt ?

  • Bệnh nhân cần được khám mắt toàn diện, cần được đo thị lực tại thời điểm được chẩn đoán bệnh và nên định thì kiểm tra mắt, (Tối thiểu 1 năm 1 lần).
  • Bạn cần có chế độ ăn uống đầ đủ chất dinh dưỡng, hợp ls và luôn giữ được đường huyết ở mức ổn định.
  • Nếu đột nhiên bạn cảm thấy mắt bị mờ hay đau nhức, bạn nên đi gặp bác sĩ ngay, để được kiểm tra được tình trạng sức khỏe của bạn.

 

2. Biến chứng về tim mạch

Bệnh nhân bị bệnh tiểu đường thường bị tăng huyết áp, đó là yếu tố nguy cơ chính gây ra đột quỵ, bệnh mạch vành, và các biến chứng mạch máu nhỏ. Bệnh tim mạch: ảnh hưởng trực tiếp đến tim và mạch máu, ngoài ra, nó có thể gây ra các biến chứng gây tử vong như bệnh động mạch (dẫn đến nhồi máu cơ tim) và đột quỵ.

Bệnh tim mạch là nguyên nhân gây ra tử vong hàng đầu ở người bệnh tiểu đường. Huyết áp cao, glucose trong máu cao, cholesterol cao và các yếu tố nguy cơ khác góp phần làm tăng nguy cơ gây ra các biến chứng tiểu đường về tim mạch.

 

Làm thế nào để phòng ngừa biến về tim mạch ?

  • Kiểm soát tốt các chỉ số của cơ thể, bao gồm chỉ số đường huyết, huyết áp và mỡ trong máu. Bạn cần kết hợp chế độ dinh dưỡng hợp lý, khoa học và chế độ dinh dưỡng đặc biệt dành riêng cho người đái tháo đường.
  • Cần kiểm tra huyết áp ở mỗi lần thăm khám, và giữ huyết áp ở mức ổn định, hạn chế ăn quá mặn để tránh huyết áp tăng cao.

 

3. Biến chứng mỡ máu, xơ vữa động mạnh

Bệnh tiểu đường là một trong những bệnh mạn tính thường gặp nhất trong số các bệnh rối loạn nội tiết, cùng với ung thư và tim mạch, là những bệnh có tốc độ phát triển nhanh nhất hiện nay.

Theo Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ, có 70 đến 90% bệnh nhân tiểu đường type 2 được chẩn đoán có rối loạn mỡ máu kèm theo. Vậy rối loạn mỡ máu và biến chứng đái tháo đường có mối liên quan như thế nào với nhau?

Khi bệnh tiểu đường không được kiểm soát tốt, cả gluco và isulyn trong máu đều tăng cao, đó là một hormon có vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa glucose thành glycogen (dạng dự trữ) và được dự trữ tại gan. Nếu gan bão hoà glycogen, nó sẽ được sử dụng để tạo ra các acid béo, sau đó được giải phóng vào máu, các acid béo này được sử dụng để sản sinh triglycerid trong các tế bào mỡ, từ đó dẫn đến lượng mỡ trong cơ thể tăng cao.

Làm thế nào để phòng ngừa các biến chứng tiểu đường về rối loạn mỡ máu ?

  • Cần làm các xét nghiệm kiểm tra chỉ số lipid máu định kì, ít nhất 1 năm 1 lần.
  • Thay đổi lối sống lành mạnh, hạn chế ăn những loại thực phẩm nhiều chất béo, tăng cường thực phẩm giàu chất xơ; vận động, tập thể dục, thể thao thường xuyên và hợp lý,...
  • Tuân thủ phác đồ điều trị bằng thuốc của bác sĩ khi có yêu cầu.

 

4. Biến chứng về thần kinh

Đây là một loại biến chứng xuất hiện sớm nhất và thường xuyên của bệnh tiểu đường. Bao gồm các triệu chứng sau: các cảm giác đau, tê, nóng ở bàn chân, các ngón chân,  nhịp tim và nhịp thở không ổn định, hay tiết nhiều mồ hôi...

Bệnh thần kinh (do đái tháo đường): tiểu đường có thể gây ra các tổn thương thần kinh khắp cơ thể chúng ta nếu như lượng đường trong máu và huyết áp tăng cao. Điều này có thể gây ra các bệnh về đường tiêu hóa, rối loạn cương dương, và một số chức năng khác.

Bộ phận bị ảnh hưởng nhiều nhất chính là các chi, và đặc biệt là bàn chân, nó có thể dẫn đến tình trạng đau, ngứa rát và nặng hơn có thể làm mất cảm giác. Mất cảm giác vô cùng nguy hiểm, nó làm bệnh nhân không chú ý đến vết thương, dễ gây tình trạng lỡ loét, thậm chí dẫn đến trình trạng nhiễm trùng và nặng hơn có thể phải cắt cụt chi.

Làm thế nào để phòng ngừa các biến chứng về thần kinh ?

  • Kiểm soát đường huyết ở mức ổn định, thường xuyên kiểm tra và vệ sinh sạch sẽ bàn chân.
  • Bệnh nhân cần được đánh giá về bệnh thần kinh ngoại biên tại thời gian được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường type 2, và 5 năm sau đó khi được chẩn đoán mắc tiểu đường type 1, sau thời gian đó, cần được kiểm tra ít nhất 1 năm 1 lần.

 

5. Biến chứng về thận

Khi lượng đường trong máu tăng quá cao, nó làm cho các mạch máu nhỏ ở thận bị ảnh hưởng, dẫn đến tình trạng khó khăn trong chức năng lọc máu của thận, thậm chí, nặng hơn có thể dẫn đến suy thận.

Bệnh thận : làm tổn thương các mạch máu nhỏ ở thận làm cho chức năng thận hoạt động không được hiệu quả hoặc nặng hơn có thể bị suy thận. Bệnh thận thường xuyên được phát hiện nhiều ở những người bị bệnh đái tháo đường hơn là những người bình thường. Để tránh tình trạng gặp biến chứng đái tháo đường về bệnh thận, bạn nên chú ý đến chỉ số đường huyết cũng như huyết áp của bạn, đảm bảo rằng nó luôn được ở trong mức an toàn.

Làm thế nào để phòng ngừa biến về thận ?

  • Để tránh tình trạng gặp vấn để về bệnh thận, bạn nên chú ý đến chỉ số đường huyết cũng như huyết áp của bạn, đảm bảo rằng nó luôn được ở trong mức an toàn, nên kết hợp chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế bổ sung quá nhiều muối, chất đạm hay chất béo.
  • Nên đi xét nghiệm nước tiểu cũng như kiểm tra thận, để đánh giá được chức năng thận của bạn.
  • Đánh giá albumin niệu và mức lọc cầu thận ở những bệnh nhân bị tiểu đường type 2 và có tăng huyết áp kèm theo.

 

6. Biến chứng nhiễm trùng

Lượng đường trong máu quá cao chính là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển, làm suy giảm miễn dịch, sức đề kháng của cơ thể, làm cơ thể suy yếu và dễ măc các bệnh nhiễm trùng ở những bộ phận trên cơ thể.

Điều cần làm để phong ngừa biến chứng nhiễm trùng?

  • Luôn giữ chỉ số đường huyết ở mức cân bằng, vệ sinh cơ thể sạch sẽ, nhất là những vùng dễ bị nhiễm trùng nhưu: răng miệng, tiết niệu, ....., nếu cảm thấy khó chịu, đau nhức, kèm sốt, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra.
  • Đặc biệt đối với bàn chân: Người bệnh mắc bệnh tiểu đường cần được kiểm tra bàn chân vào mỗi lần khám bệnh. Ngoài ra, bệnh nhân cần quan tâm, chăm sóc kĩ bàn chân của mình, vệ sinh sạch sẽ bàn chân, quan sát bàn chân thường xuyên để tránh tình trạng vị đau hoặc gây ra nhiễm trùng.
  • Người bệnh không nên chườm nóng hoặc ngâm chân vào nước nóng >30oC sẽ gây phồng rộp bàn chân; không cắt móng chân sát da hoặc giật da thừa, không chọc vỡ các nốt phỏng rộp, không đi giày cao gót, giày, dép chật hoặc đi chân đất.

 

Biến chứng CẤP TÍNH và cách phòng bệnh biến chứng đái tháo đường

Những biến chứng này xảy ra một cách đột ngột và có thể gây hậu quả nghiêm trọng nếu chúng ta không kịp thời xử lý. 

1. Biến chứng hạ đường huyết

Lượng đường trong máu giảm một cách đột ngột dưới mức cho phép (khoảng 3.6 mmol/L) khiến bạn bị hạ đường huyết. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hạ đường huyết:

  • Bạn uống quá liều thuốc trị tiểu đường hoặc do tác dụng phụ của thuốc gây ra v(cả đường uống và đường tiêm)
  • Bạn ăn uống kiêng khem một cách quá mức
  • Bạn tập luyện quá sức dẫn đến mệt mỏi, thiếu hụt năng lượng.
  • Uống quá nhiều rượu, bia.

Những biểu hiện của hạ đường huyết, như: đói cồn cào, cơ thể mệt mỏi, choáng váng, hoa mắt, chóng mặt, chân tay bủn rủn, tim đập nhanh , vã mồ hôi. Cách xử lý khi bị hạ đường huyết:

  • Khi gặp những dấu hiệu trên, người bệnh cần cung cấp cho cơ thể bữa ăn chuyên biệt.
  • Ăn kèm 1 cái kẹo hoặc bánh ngọt hay uống nửa ly nước trái cây, và nghỉ ngơi, sau đó cần kiểm tra đường huyết sau 15 phút.
  • Nếu đường huyết trở lại bình thường, bạn có thể tuân theo chế độ dinh dưỡng trước đó.
  • Nếu đường huyết không trở lại chỉ số bình thường, bạn nên tới bệnh viện để bác sĩ kịp thời xử lý.

 

2. Biến chứng hôn mê

Khi đường trong trong máu đột ngột tăng quá cao, nó có thể khiến bạn rơi vào tình trạng hôn mê. Biến chứng này thường không có dấu hiệu báo trước và ha xảy ra đột ngột, bạn cần phải đưa đi cấp cứu ngay lập tức. Làm cách nào để có thể phòng ngừa ?

  • Cách tốt nhất chính là bạn cần kiếm soát đường huyết của bạn ở mức an toàn, tuân thủ theo phác đồ và hướng dẫn của bác sĩ.
  • Bạn cần có một chế độ dinh dưỡng và luyện tập một cách hợp lý.

 

Lời khuyên

ĐỪNG CHỦ QUAN - Mà nãy bảo vệ sức khỏe của bạn NGAY từ hôm nay, bởi vì có thể hôm nay thấy bình thường, nhưng một này nào đó bệnh phát triển đến độ thì các biến chứng xảy ra rất nhanh không kịp trở tay.

Cách điều trị hiệu quả

Để hạn chế tình trạng đường huyết tăng cao, mất kiểm soát, bạn nên chủ động duy trì cơ thể ở mức có chỉ số đường huyết an toàn bằng một Chế độ ăn uống hợp lý, Tích cực vận động, Giữ tinh thần thoải mái...

Bạn có thể sử dụng thuốc uống hoặc tiêm khi cần theo chỉ định bác sĩ. Và dùng thêm một loại "Trà từ trái rừng của Tâm Dược" để tăng cường thể trạng và chức năng điều tiết isulyn tự nhiên của cơ thể, và giảm dần sự phụ thuộc vào thuốc.

BỞI VÌ, khoa học ngày này đã tìm ra trong loại Trà từ trái rừng này có ít nhất ba hoạt chất có đặc tính chống bệnh tiểu đường là charantin, vicine (được gọi là polypeptide-p). Những chất này có thể làm việc độc lập hoặc cùng nhau giúp ổn định và giảm đường huyết hiệu quả. Ngoài ra, thành phần của Trà rừng Tâm Dược còn có protein, acid folic, vitamin A, C, E , alkaloit... giúp ức chế hấp thụ gluco, giảm mỡ, cholesterol, lipid máu, tăng cường sức đề khang, tiêu diệt các tế bào ung thư.

Không giống như những loại thảo dược khác, Trà từ trái rừng này được Tâm Dược được CHỌN LỌC, thu hái từ các vùng đồi rừng dược tính cao, nguyên chất 100%. Công nghệ sản xuất HIỆN ĐẠI, bảo lưu được hầu hết lượng charatin, vicyn và các chất quý. KHÔNG bị nhiễm than chì CO, SO2 như những loại khác.  

(xem ngay để khám phá Công dụng đặc biệt của loại Trái rừng này)

Bạn nên sớm sử dụng loại Trái rừng này của công ty Tâm Dược để kiểm soát tiểu đường hiệu quả, tránh được những biến chứng nguy hiểm xảy ra như loét chân, mờ mắt, hôn mê, suy giảm chức năng tuyến tụy, thận... 

*Hiệu quả có thể cao hơn hay thấp hơn tùy cơ địa.

.    .

Admin Đăng bởi Admin

Administrator